Chỉ báo động lượng hay chỉ báo Momentum là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá thị trường trong đầu tư ngoại hối, cổ phiếu.
Để tìm hiểu tổng quan cũng như chi tiết về chỉ báo động lượng, sau đây là bài phân tích chi tiết về chỉ báo Momentum!
Nội dung bài viết
Chỉ báo động lượng là gì?
Chỉ báo động lượng hay chỉ báo đà (tiếng Anh: Momentum indicators) là loại chỉ báo kỹ thuật dùng để xác định sức mạnh và sự suy yếu của một cặp tiền tệ hay tài sản tài chính.
Chỉ báo Momentum giúp các trader hiểu được sức mạnh của sự biến động giá cũng như tốc độ thay đổi giá của một tài sản cụ thể.
Chỉ báo Momentum chỉ ra 3 tín hiệu:
- Tín hiệu Momentum cắt đường 100.
- Tín hiệu Momentum cắt đường trung bình.
- Tín hiệu phân kỳ/hội tụ giữa Momentum và đường giá.
Có rất nhiều loại chỉ báo động lượng khác nhau bao gồm 2 nhóm cụ thể như: nhóm chỉ báo xu hướng và nhóm chỉ báo khối lượng
+ Nhóm chỉ báo xu hướng (trend indicators): chỉ báo xu hướng là công cụ để đánh giá một tài sản có theo một xu hướng cụ thể sẽ thay đổi hay đảo ngược xu hướng giá của một tài sản.. Các chỉ báo xu hướng phổ biến nhất bao gồm Dải Bollinger và đường trung bình động (MA).
+ Nhóm chỉ báo về khối lượng (volume indicators): là chỉ báo tập trung vào việc phân tích xu hướng tổng thể về khối lượng của một tài sản. Một số loại chỉ báo khối lượng quan trọng điển hình như: chỉ báo Accumulation Distribution, chỉ báo đường giá trung bình khối lượng giao dịch có trọng số (VWAP) và đường trung bình động theo khối lượng (VWMA).
Công thức chỉ báo MOM: M = (CP / CPn) * 100
Trong đó
- M = Động lượng – Momentum,
- CP = Giá đóng cửa – Closing Price,
- CPn = Giá đóng cửa của n kỳ trước.
Phân loại chỉ báo động lượng
Chỉ báo Momentum lớn hơn 100
Các chỉ báo động lượng được so sánh giá đóng cửa của một tài sản với giá trước đó. Theo lý thuyết, một tài sản có động lượng tăng nếu giá liên tục đóng cửa cao hơn mức đóng trước đó.
Do đó, các chỉ báo này nhằm mục đích xác định mức quá mua hoặc quá bán của một tài sản. Ví dụ điển hình: chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) và Chỉ báo tỷ lệ Thay đổi (ROC)
Chỉ báo Momentum nhỏ hơn 100
Chỉ báo Momentum nhỏ hơn 100 có nghĩa xác định giá đóng cửa của một tài sản so với phạm vi. Ví dụ như: chỉ báo kênh hàng hóa (CCI) và chỉ báo Stochastic Momentum (SMI).
Cách sử dụng chỉ báo Momentum trong ngoại hối
Trước khi sử dụng chỉ báo Momentum, trader cần phải xác định được trục 100.
Xu hướng giá sẽ tăng khi chỉ báo xung lượng vượt qua trục 100.
Xu hướng giá là giảm khi chỉ báo xung lượng cắt xuống dưới trục 100.
Chỉ báo xung lượng cũng hỗ trợ các trader đánh giá sức mạnh của các xu hướng. Chỉ báo Momentum cách trục 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng/giảm càng mạnh và ngược lại.
Cách đọc chỉ báo Momentum
Về cách đọc chỉ báo Momentum sẽ có 2 loại đường trung bình động chính bao gồm: xác định các mức quá mua, quá bán và dao động động lượng có đường 0.
Mức quá mua (overbought) là mức tài sản đã tăng khá cao và được định giá quá cao về mặt kỹ thuật. Ngược lại, mức quá bán (oversold) là mức tài sản giảm mạnh và bị định giá thấp hơn. Ví dụ: chỉ báo Sức mạnh Tương đối (RSI) và chỉ báo Dao động Stochastic
Các bộ dao động động lượng có đường 0. Việc di chuyển trên điểm 0 được coi là một xác nhận rằng đà tăng giá sẽ tiếp tục. Ví dụ: chỉ báo MACD
5 loại chỉ báo động lượng tốt nhất
Chỉ báo động lượng có hơn 20 loại chỉ báo khác nhau. Tuy nhiên, những chỉ phổ biến và hiệu quả nhất là MACD, ADX, RSI, ROC, CCI và Stochastic Oscillator.
Chỉ báo MACD
Chỉ báo phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) là một chỉ báo được phát triển bằng cách chuyển đổi các đường trung bình động thành một bộ dao động được sử dụng để xác định xu hướng mới khi giá tăng hay giảm.
MACD là một chỉ báo kỹ thuật lý tưởng để hiển thị xu hướng của tài sản và động lượng. MACD được sử dụng phổ biến để giải thích sự giao nhau, phân kỳ và tăng / giảm.
Đồ thị bao gồm hai đường: Đường MACD và Đường tín hiệu.
Đường MACD = EMA 26 ngày – EMA 12 ngày
Đường tín hiệu = EMA 9 ngày
Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ bên dưới lên, đó là tín hiệu mua. Trái lại, khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống , đó là tín hiệu bán.
Chỉ báo dao động Stochastic
Chỉ báo dao động Stochastic được phát minh bởi George Lane. Chỉ báo Stochastic là một bộ dao động hiển thị vị trí của điểm tương đối gần với phạm vi cao-thấp theo thời gian.
Chỉ báo này không theo dõi giá hoặc khối lượng. Thay vào đó, nó sẽ theo dõi tốc độ hoặc động lượng của giá. Chỉ báo Stochastic khá hữu ích vì nó hiển thị các mức quá mua và quá bán.
Stochastic dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Khi xác định trên 80, cho thấy mức quá mua và dưới 20 cho thấy mức quá bán.
Chỉ báo RSI
RSI là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất được phát triển bởi Welles Wilder cũng là nhà tạo ra chỉ báo Phạm vi thực trung bình (ATR) và Chỉ số hướng trung bình (ADX).
Chỉ báo RSI dùng để đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá của một tài sản. RSI dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Mức di chuyển trên 70 được coi là quá mua, ngược lại mức giảm xuống dưới 30 cho thấy tài sản ở mức quá bán.
Chỉ báo ROC
Chí báo tỷ lệ thay đổi (ROC) là tỷ lệ giá cổ phiếu thay đổi trong một khoảng thời gian cụ thể. ROC được tính bằng tỷ lệ giữa giá đóng cửa hiện tại với giá đóng cửa ngày trước. ROC dương (+) cho thấy xung lượng cao và tín hiệu mua. Ngược lại, ROC âm (-) cho thấy xung lượng thấp, cho thấy tín hiệu bán.
Chỉ báo ADX
ADX (Chỉ báo định hướng trung bình) là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường sức mạnh tổng thể của xu hướng. ADX thường biến động trong khoảng từ 0 – 100, nếu ADX đang xuống mức 20 tức là xu hướng hiện tại yếu. Ngược lại, ADX với giá trị từ 20 trở lên sẽ chỉ ra thị trường đang có xu hướng mạnh.
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Momentum trên Tradingview
Cách cài đặt chỉ báo Momentum cũng khá đơn giản bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang chủ tradingview.com
- Bước 2: Chọn mục biểu đồ sau đó chọn fx
- Bước 3: Nhập “Momentum” vào phần tìm kiếm sau đó nhấp chọn vào chỉ báo.
Ưu và nhược điểm của chỉ báo động lượng
- Cho thấy sự thay đổi giá của một công cụ tài chính
- Hỗ trợ phân tích thị trường phát hiện thị trường có khả năng đảo chiều
- Giúp đo lường sức mạnh và điểm yếu của liên quan đến sự thay đổi giá
- Hỗ trợ xác định thời điểm vào và thoát khỏi thị trường
- Phù hợp nhất để xác nhận chiến lược giao dịch.
- Có thể kết hợp với chỉ báo khác
Nhược điểm
- Chỉ báo động lượng có thể cho kết quả sai khi sử dụng độc lập
Mẹo sử dụng chỉ báo động lượng
- Tránh cài đặt chỉ báo chính xác giống như những nhà giao dịch khác vì tất cả các thị trường không giống nhau
- Tránh sử dụng nhiều chỉ báo giao dịch từ cùng một danh mục vì chúng có mối tương quan nên có thể đưa ra các tín hiệu giống nhau
- Việc sử dụng các chỉ báo động lượng để xác nhận hành động giá chứ không phải tự tạo ra các tín hiệu giao dịch.